This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Thuốc tốt từ quả cam

Quả cam là một trong những loại trái cây quen thuộc có chứa tinh dầu mang mùi thơm và nhiều vitamin C, rất mát và bổ dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, mọi bộ phận của cây cam từ lá, hạt, vỏ… đều có thể làm thuốc.

Theo y học cổ truyền, cam có vị ngọt, chua, tính hơi mát, công năng sinh tân giải khát, khai vị, chữa ho, đùng khi chán ăn, đầy tức ngực sườn, giải độc cá, cua, làm ốm và giải rượu. Vỏ quả cam có vị cay, mùi thơm, tính ẩm, có tác dụng tiêu đờm, thông khí trệ, giúp tiêu hoá...

Sau đây là một số công dụng:

Nước cam

- Quả cam đường dùng để ăn có nhiều tác dụng; lại được dùng làm thuốc giải nhiệt trị sốt, điều trị chứng xuất tiết và giúp ăn ngon miệng. Ngoài ra, còn có tác dụng giải rượu vì chứa nhiều vitamin C, Ca, P, K, caroten, acid citric và aureusidin… rất có ích cho cơ thể.

Thuốc tốt từ quả cam 1

- Nước cam còn có thể dùng làm sạch giúp cho da mịn màng, bằng cách dùng khăn lau mặt ngâm nước cam rồi chà xát da mặt.

- Nhiều chứng bệnh như miệng khát họng đau, ho khạc nhiều đờm… dùng cúc hoa rửa sạch, hãm với nước sôi, để nguội; cam tươi vắt lấy nước cốt, thêm vào nước cúc hoa dùng. Bài thuốc này có tác dụng sinh tân giải khát, thanh nhiệt giải độc, sơ tán phong nhiệt, khai vị tiêu thực, lý khí tan đờm.

Vỏ cam

- Vỏ cam hàm lượng caroten nhiều, 0,93 - 1,95% tinh dầu, có thể dùng làm thuốc kiện tỳ và điều tiết hương thơm. tác dụng khoan hung giáng khí, chữa ho, tan đờm… có hiệu nghiệm với viêm phế quản mạn tính.

- Uống nước vỏ cam nấu chín có tác dụng làm tăng nhu động ruột, chống bệnh táo bón.

- Vỏ cam phơi khô, sau đó cho vào túi thơm, treo trong phòng ngủ, nhà bếp hoặc tủ quần áo. Có tác dụng kích thích ngủ ngon giấc, đuổi muỗi, làm sạch không khí.

Thuốc tốt từ quả cam 2

Hạt cam

- Hạt cam có thể dùng làm mặt nạ: Lấy 2 thìa hạt cam cho vào máy xay nhuyễn, hòa lẫn với nước cất chế thành mặt nạ dạng hồ, dùng đắp mặt giúp nâng cao sức đề kháng của các mao mạch làn da, đạt mục đích co, se niêm mạc và da, hạn chế được mụn trứng cá. Tuần đắp 1-2 lần.

- Hạt cam phơi khô dưới bóng râm mát đem rang vàng, sau đó tán bộthòa uống 3 - 5g với nước đun sôi để nguội giúp điều trị phong thấp.

Lương y Hữu Đức

Cỏ tam giác cầm máu, tiêu thũng

Cỏ tam giác còn có tên gọi khác là tề thái, cây tề, địa mễ thái, cải dại. Theo Đông y, cỏ tam giác có vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng bổ tỳ kiện vị, thanh can minh mục, chỉ huyết lợi niệu. Có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, cầm máu, lợi tiểu, tiêu thũng, trừ suyễn, dùng cho các trường hợp chảy máu cam, thổ huyết, khái huyết, niệu huyết, tiện huyết, viêm sưng kết mạc mắt, phù nề đầy trướng.

Ở nước ta, cây cỏ tam giác mọc hoang ở nhiều nơi, thường gặp trên những bãi cỏ ven bờ sông, bãi suối ẩm, ruộng hoang, cũng có khi được trồng. Ðể làm thuốc, người ta thu hái toàn cây, có khi bỏ rễ vào cuối xuân, mùa hè và mùa thu. Rửa sạch và phơi khô ngoài nắng hay trong râm ở nhiệt độ 30 - 45ºC.

Cỏ tam giác vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng bổ tỳ kiện vị.

Một số món ăn, bài thuốc có cỏ tam giác:

Chữa đi lỵ ra máu: Dùng cỏ tam giác cả rễ đốt tồn tính hay sao già, sắc uống.

Chữa cảm sốt cao, nổi mẩn, viêm thận phù thũng, đái ra dưỡng chấp: Cỏ tam giác khô 40g (hoặc 80g tươi) sắc uống riêng, hay phối hợp với các vị thuốc khác. Ngày uống 1-2 lần, uống liên tục trong 1-3 tháng.

Rong kinh: Một nắm cỏ tam giác tươi cho thêm một bát nước đun sôi uống, cứ 2 giờ uống một tách, liên tục 2 ngày thì cầm.

Chữa phế ung, tức ngực, khó thở, không nằm được, toàn thân phù thũng: Cỏ tam giác 20g, đại táo 5 quả. Thái đại táo thành nhiều miếng, sắc uống trong ngày.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, xuất huyết đáy mắt, choáng váng đau đầu: Cỏ tam giác tươi 50g, sắc nước uống thay trà hằng ngày.

Canh cỏ tam giác thịt lợn: Cỏ tam giác tươi 100g, xương lợn 80 - 100g. Ninh xương lợn cho nhừ rồi cho cỏ tam giác thái nhỏ vào, thêm gia vị. Ăn trong ngày 1 - 2 lần vào bữa chính. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, đái ra huyết, đau mắt đỏ...

Canh cỏ tam giác trứng gà: Cỏ tam giác tươi 200g, trứng gà 1 hoặc 2 quả. Cỏ tam giác rửa sạch cắt ngắn, cho vào nồi, thêm nước nấu thành canh. Khi rau chín nhừ, đập trứng gà vào, thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp lao thận đái máu.

Chè cỏ tam giác, mứt táo, ngó sen: Cỏ tam giác 60g, ngó sen 20g, táo 5 quả, thêm nước nấu thành dạng canh hoặc chè đặc, ăn cả cái lẫn nước. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, chảy máu chân răng.

Bác sĩ Nguyễn Đức

Bạch hoa xà thiệt thảo chống viêm

Bạch hoa xà thiệt thảo còn gọi cỏ lưỡi rắn hoa trắng, tên khoa học: Hedyotis diffusa Willd., họ Cà phê (Rubiaceae). Cây thảo, mọc bò, dài 20-30cm. Thân vuông màu nâu nhạt, nhiều cành. Lá mọc đối, hình mác thuôn, đầu và gốc lá nhọn, có lá kèm. Hoa màu trắng, ít khi màu hồng, mọc đơn độc hay đôi ở kẽ lá. Quả khô bao bọc bởi lá đài tồn tại, hạt nhiều có cạnh. Bạch hoa xà thiệt thảo có chứa osid: asperulosid, scandosid methyl ester, 6.0. p coumaroyl scadosid...; các acid: oleanolic, p. coumaric, stigmasterol, ox-sitosterol và sitosterol-o-glucose. Vị ngọt đắng, tính hàn; vào kinh vị, tâm, can, đại tràng và tiểu tràng. Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, tán ứ, chống u. Làm thuốc chống viêm, chữa phế nhiệt, hen suyễn, viêm họng, amiđan, viêm đường tiết niệu, viêm gan, viêm vùng chậu. Dùng ngoài chữa rắn cắn, côn trùng đốt, đau lưng, đau khớp. Hiện nay, bạch hoa xà thiệt thảo phối hợp với một số dược liệu khác dùng hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày, trực tràng, ung thư gan thời kỳ đầu. Ngày dùng 15-60g, sắc uống. Dùng ngoài: giã nát đắp chỗ đau.

Chữa viêm thận cấp có phù, nước tiểu có albumin: bạch hoa xà thiệt thảo 15g, xa tiền thảo 15g, bạch mao căn 30g, chi tử 10g, tô diệp 6g. Sắc uống.

Trị viêm đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu dắt: bạch hoa xà thiệt thảo 30g, dã cúc hoa 30g, kim ngân hoa 30g, thạch vĩ 15g. Sắc uống.

Trị sỏi mật, viêm ống mật: bạch hoa xà thiệt thảo 30g, kim tiền thảo 30g, nhân trần 30g. Sắc uống.

Trị ho do viêm phổi: bạch hoa xà thiệt thảo (tươi) 40g, trần bì 8g. Sắc uống.

Trị viêm amiđan cấp: bạch hoa xà thiệt thảo 12g, xa tiền thảo 12g. Sắc uống.

Chữa mụn nhọt, vết thương: bạch hoa xà thiệt thảo 30-60g. Sắc uống.

Chữa trẻ sốt cao co giật: bạch hoa xà thiệt thảo tươi, giã nát, vắt lấy nước cho uống 1 thìa canh, ngày 2-3 lần

Hỗ trợ điều trị ung thư phổi: bạch hoa xà thiệt thảo 60g (hay 100g tươi), bạch mao căn 60g (hay 100g tươi). Sắc uống với nước đường.

Hỗ trợ điều trị các loại ung thư: bạch hoa xà thiệt thảo 40-60g, bán chi liên 30-40g. Sắc uống.

Kiêng kỵ: Không dùng cho phụ nữ có thai.

Cần phân biệt với bạch hoa xà (Plumgbago zeylanica L. họ Đuôi công (Plumgbaginaceae): thân hóa gỗ, mọc thẳng, lá mọc so le, hình trứng hay bầu dục thuôn, mép lá lượn sóng, cuống lá ôm vào thân...

Cây bạch hoa xà thiệt thảo.

TS. Nguyễn Đức Quang

Vị thuốc hổ trượng căn

Cây hổ trượng.

Hổ trượng căn còn gọi là củ cốt khí, hoạt huyết đan, tử kim long, ban trượng căn, điền thất (miền Nam), là rễ phơi hay sấy khô của cây hổ trượng.

Hổ trượng là loại cây nhỏ, sống lâu năm, thân mọc thẳng, cao từ 1-2m. Thân không có lông, trên thân và cành thường có những đốm tím hồng. Lá mọc so le, có cuống ngắn. Phiến lá hình trứng, rộng, đầu trên hơi nhọn, phía cuống hoặc hơi phẳng hoặc hẹp lại, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn. Cuống dài 1-3cm. Bè chìa ngắn. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, mang rất nhiều hoa nhỏ, cánh hoa màu trắng. Hoa đực có 8 nhị. Hoa cái có bầu hình trứng với 3 cạnh, 3 núm. Quả khô có 3 cạnh màu nâu đỏ.

Cây mọc hoang rất nhiều ở vùng rừng núi Sa Pa (Lào Cai), được trồng bằng củ mọc rất dễ. Mùa thu hoạch quanh năm nhưng tốt nhất vào tháng 8-9 hoặc tháng 2-3. Khi thu hái đào lấy củ, cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất, cắt thành từng mẩu ngắn hoặc thái mỏng, phơi hay sấy khô.

Theo y học cổ truyền, hổ trượng căn có vị đắng, tính hàn. Có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, hoá đàm, chỉ khái. Thường được dùng chữa bế kinh, đau do phong thấp, do chấn thương, té ngã, trị thấp nhiệt hoàng đản, bỏng lửa nước sôi, ho do phế nhiệt,... Ngày dùng 10 - 30g dưới dạng thuốc sắc.

Chữa phong thấp, viêm khớp, đầu gối và mu bàn chân sưng đỏ, đau nhức: Hổ trượng căn, gối hạc, bìm bịp, mộc thông, mỗi vị 15-20g, sắc uống. Dùng 7-10 ngày.

Chấn thương ứ máu: Hổ trượng căn 20g, lá móng 30g, nước 300ml, sắc còn 150ml, hoà thêm 20ml rượu, chia làm 2 lần uống trong ngày để giảm đau, tan huyết ứ.

Vị thuốc hổ trượng căn.

Chữa đau vai gáy, cánh tay: Hổ trượng căn 8g, củ nghệ 10g, cành dâu tằm 10g, bạch truật 10g, cam thảo 4g, sắc uống trong ngày.

Trị viêm gan siêu vi thể vàng da: Hổ trượng tươi 20g, lá liễu tươi 30g, địa cam thảo tươi 30g, sắc uống ngày 1 thang, uống liền trong 10-15 ngày.

Xơ gan: Hổ trượng căn 20g, đan sâm 15g, hồng hoa 3g, chỉ sát 10, trạch tả 15g, trư linh 30g, trần bì 6g, sơn tra 15g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống trong vòng 1 tuần.

Hạ đường huyết thể nhẹ: Hổ trượng căn 10g, trúc diệp (lá tre) 20g, thổ phục linh 10g, gừng tươi 8g, cam thảo 6g, sắc uống trong ngày thay trà.

Chú ý: Không dùng cho phụ nữ có thai.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nga